Chắc hẳn những ngày qua bạn đang bị “bội thực” bởi tin tức về content bẩn Nờ ô nô với những cụm từ như “thiếu đạo đức”, ” không có giáo dục”,…. bạn nghĩ tại sao video làm từ thiện cửa Tiktoker này lại đang bị lên án nhiều đến như vậy. Hãy cùng maucontent.com tìm hiểu về nội dung bẩn mà của Titoker này đăng tải đang bị lên án từ mạng xã hội đến đài truyền hình ngay trong bài viết này.

Tiktoker Nờ ô Nô là ai?

TikToker Nờ ô Nô (SN 1996) tên thật là Phạm Đức Tuấn và có biệt danh khác là Tuấn Brice. Qua các thông tin trên trang cá nhân cho thấy Phạm Đức Tuấn đang học sân khấu. Công việc chính của Tuấn là sáng tạo nội dung, đầu ra là các video đăng tải trên các nền tảng mạng xã hội.

TikToker này hiện đang sở hữu lượng người theo dõi cực khủng với hơn 600.000 người theo dõi trên Tiktok. Các clip của Nờ ô Nô thường có nội dung review các cửa hàng, quán ăn tại TP.HCM. Đáp lại những clip chỉ trích thay vì khen ngợi của các TikToker này, nhiều cửa hàng đã dán hình ảnh Nờ ô Nô trước cửa với dòng chữ: “Không được chào đón ở đây”.

TikToker này thường được đặt biệt danh là ” thánh review nhà vệ sinh” của mình. Trong các clip đăng tải lên mạng, Nờ ô Nô thường ăn nói hỗn xược, thô lỗ, có nhiều lời nói và hành động khiếm nhã. Vào các cửa hàng quán ăn nhưng chăm chăm đi kiểm tra nhà vệ sinh và đưa ra đánh giá điểm cộng/trừ cho nhà vệ sinh thay vì tổng thể quán ăn.

Bên cạnh đó, không chỉ dừng lại đó mà Tiktoker này còn có vài lần “hỗn chiến” đáp trả với các tiktoker khác gây ra rất nhiều thị phi trên nền tảng Tiktok nói riêng và nền tảng mạng xã hội nói chung.

Nguồn gốc của sự lên án tập thể

Mới đây, Nờ ô Nô thực hiện seri  “Người nghèo ăn gì – Nờ ô Nô cho ăn đó” đã được vài tập nhưng chỉ nhận lại vài lời bình luận lên án từ các bạn chơi tiktok. Đỉnh điểm gây sự chú ý với cư dân mạng là video khi TikToker bắt gặp một người phụ nữ lớn tuổi ngồi một mình ở bến xe buýt, tiến lại gần và buông lời chào khinh thường bà cụ “Hello (Xin chào) Bà già tội nghiệp giữa trời đông cô đơn”.

Sau đó, tiếp tục phàn nàn rằng bà lão nói: “nghèo mà còn chê đồ ăn, vậy thôi khỏi ăn, giờ hỏi lại có ăn hay không, phở rẻ vậy mà không có tiền mua ăn nữa…”.

Nam TikToker này có chúc người phụ nữ lớn tuổi trước khi kết thúc clip những ngôn từ hơi khó hiểu khiến nhiều người tranh cãi cho rằng “mất dạy” là “Đó coi đi, số khổ nó khổ vậy đó, người ta nghèo thì chọn ăn món gì như bào ngư vi cá đồ đó chứ sao chọn ăn phở. Thôi chúc bà vượt qua mùa đông cô đơn lạnh giá, bớt nghèo lại đi nha chứ nghèo hoài không ai giúp mãi được đâu”.

Ngay sau khi video được đăng tải, nam TikToker đã nhận được nhiều phản ứng trái chiều từ cộng đồng mạng. Nhiều người đã bày tỏ sự không hài lòng và kêu gọi nền tảng mạng xã hội TikTok kiểm duyệt nội dung chặt chẽ hơn vì nó có thể ảnh hưởng đến người dùng nhỏ tuổi. Bên cạnh đó, nhiều ý kiến ​​ủng hộ cơ quan chức năng tích cực gỡ bỏ nội dung “độc, hại” hay “rác” trên mạng xã hội

Hành động giải quyết sự việc đến từ Nờ ô Nô

Đến nay, TikToker này đã xóa clip trên kênh cá nhân và gửi lời xin lỗi nhưng vẫn có những phản ứng về hành vi thiếu trung thực của mình. Anh cho biết clip nhận được 50% đồng tình và 50% phản đối. Anh cho biết tất cả các clip từ thiện đều xuất phát từ tấm lòng. Anh có xin phép nhân vật khi quay.

Anh cho biết những câu nói đó chỉ là “cho vui”. Mọi hành động của anh đều chứng tỏ anh là người có học và rất lễ phép với người lớn. Sau một lời xin lỗi, nam TikToker lại nhận được phản hồi vì hành động thiếu thiện chí của mình. Nờ ô Nô đã sử dụng ngôn từ thiếu tôn trọng tương tự trong một số video cùng chủ đề trước đó.

Cụ thể hơn trên Tiktok lan truyền đoạn livestream của Nờ ô Nô có những lời lẽ đáp trả vô cùng gay gắt với Phạm Thoại khi Phạm Thoại lên tiếng từ chối hợp tác với các thương hiệu làm việc với Nờ ô Nô hay những lời lẽ “tao, chúng mày” cũng được anh sử dụng để đối đáp với bình luận của người dùng trong livestream.

Ngoài ra, nam Tiktoker còn đến thẳng nhà bà cụ để xin lỗi và khóc lóc xin bà cụ hiểu cho và mọi người tha thứ nhưng chỉ nhận lại những bình luận như là ” xin lỗi là xong hay sao”, “có phải một lần đâu, mấy lần như vậy rồi”,…. ngay dưới video nam tiktoker đăng tải.

Cái kết cho sự thiếu tôn trọng, đăng tải content bẩn Nờ ô Nô

Về mặt pháp lý mà Tiktoker Nờ ô Nô gánh phải

Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông TP.HCM đã lập biên bản vi phạm và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với TikToker, vì thông tin được lan truyền, chia sẻ không phù hợp với thuần phong mỹ tục nước nhà.

Chiều 29/11, ông Nguyễn Đức Thọ, Chánh Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM, cho biết sở đã quyết định lập biên bản vi phạm và xử phạt vi phạm hành chính với Phạm Đức Tuấn (26 tuổi, quê Kiên Giang) – Chủ tài khoản Tiktok Nờ ô Nô, heo Điểm b khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020.

Sau khi clip TikToker No O No chứa nội dung không phù hợp với người lớn tuổi gây phẫn nộ dư luận, Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM phối hợp Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an TPHCM ra lệnh triệu tập xử phạt đối với Tiktoker này.

Cơ quan chức năng không chỉ phạt hành chính 7,5 triệu đồng mà còn bắt nam TikToker cam kết không tái phạm. Liên quan đến vụ việc, nền tảng mạng xã hội TikTok cũng xác nhận đã cấm vĩnh viễn tài khoản của Nờ ô Nô vì vi phạm nguyên tắc cộng đồng.

Về sự “tẩy chay” của đông đảo Tiktoker và người dùng các nền tảng mạng xã hội

Ngay khi clip làm từ thiện của Nờ ô Nô viral đã có rất nhiều nghệ sĩ, Tiktoker vào lên tiếng với nhiều cách thức phê phán đa dạng từ stich lại clip chính chủ đến tạo các parody đánh giá Tiktoker này. Hay có những Tiktoker lên tiếng phàn ánh trực tiếp điển hình như Phạm Thoại, Long Chun, Beali, ca sĩ Vũ Hà.. với triệu follow người theo dõi, ngay cả các Tiktoker lớn nhỏ đều tham gia “tẩy chay” content bẩn Nờ ô Nô thanh lọc nền tảng Tiktok nói riêng và mạng xã hội nói chung.

Khác với những lần trước, lần này cộng đồng quyết định đẩy lùi nội dung bẩn và tạo hashtag #tẩy chayNờôNô với hàng nghìn lượt chia sẻ và phản hồi. Nhiều người dùng yêu cầu hủy theo dõi và tố cáo chung trang cá nhân. Đồng lòng hưởng ứng chiến dịch thanh tẩy lần này. Không chỉ tiktok mà tại các nhóm trên Facebook tiếp cận lượng lớn giới trẻ cũng đăng bài lên tiếng về vụ việc đáng lên án.

 

Đặc biệt hơn cả là kênh VTV thuộc Đài truyền hình quốc gia “Chuyển động 24h” trưa 28/11/2022 đã bàn về vấn đề “Xác minh, xử lý TikToker miệt thị người nghèo” chỉ mặt đặt tên với Tiktoker này và có lời phê phán vô cùng đanh thép về sự việc trên đồng thời cũng cảnh tỉnh các Tiktoker cần xây dựng phù hợp với thuần phong mỹ tục.

Bài học chung cho các Tiktoker xây dựng nội dung

Đã đến lúc TikToker nhìn nhận công việc và bản thân thay vì liên tục xung đột về lượt thích và ý kiến ​​trên mạng xã hội. Kể từ đó, những người sáng tạo nội dung phải ý thức hơn về ý tưởng nội dung mà họ đang theo đuổi, tạo ra những sản phẩm thực sự có ý nghĩa và giá trị cho cộng đồng, đồng thời phù hợp với văn hóa cá nhân và đạo đức sản phẩm là điều cần thiết.

Người tạo nội dung nói chung và TikToker nói riêng không được đăng các clip có hại hoặc không có ích, nội dung kiểu yêu cầu học sinh gian lận trong kỳ thi hoặc các vấn đề nhạy cảm khác có ngụ ý, khiêu dâm hoặc khiêu dâm đối với những người trên 18 tuổi.

Không được đăng những bình luận ngớ ngẩn, phán xét, chê bai,….nên bị loại bỏ và ngăn chặn hoàn toàn. Ngoài ra còn có những người sáng tạo nội dung tích cực ở đâu đó trong cộng đồng.

Ví dụ như trong vụ việc lần này thì Tiktoker Quan không Gờ cũng làm về việc thiện tương tự nhưng cách thức làm và xây dựng nội dung video vô cùng sạch sẽ. Không dùng các câu câu từ phản cảm hay chiêu trò để thu hút người xem, gia tăng lượt tương tác môt cách tiêu cực như Nờ ô Nô đã thực hiện trước đây và bây giờ.

Không cần phải nói rằng TikTok là con dao hai lưỡi. Nếu biết cách sử dụng, thậm chí có thể giúp người dùng TikTok kiếm được số tiền khổng lồ và đổi đời. Và việc cố ý đi ngược lại với đạo đức và phép tắc còn tai hại hơn là sớm muộn gì cũng nhận được những bình luận trái chiều hay bị cộng đồng mạng phản đối.

Không chỉ vậy, đối với những người sáng tạo nội dung hoạt động trên mạng xã hội, những người sáng tạo nội dung đã là người nổi tiếng cần kiểm soát ngôn ngữ của họ. Hơn hết, bạn cần biết dừng lại khi mình sai và học cách chấp nhận, xin lỗi thay vì “khẩu chiến” trên mạng xã hội.

Người dùng không cổ xúy và cần lên án ngay

“Nội dung bẩn” giống như một loại virus vô hình. Nếu chúng ta không tìm cách ngăn chặn thì nó sẽ ngày một lan rộng, chia sẻ và được một số nhà sáng tạo nội dung “học hỏi” để tạo ra những kênh riêng cho nhiều người xem và dễ dàng trở thành xu hướng của một số nội dung xuất phát từ ý đồ câu cá cho lượt xem, làm cho một số TikToker trở nên nổi tiếng và kiếm được lợi nhuận nếu nền tảng này có thể kiếm tiền từ các tương tác của người xem.

Cách dễ nhất để người dùng mạng xã hội kiểm soát ‘vi-rút nội dung bẩn’ là nhấp vào nút ‘báo cáo’ khi họ nhận thấy một video mô tả những trò đùa ngớ ngẩn hoặc hành vi thiếu văn minh. Người dùng nên thực hiện các bước quyết liệt hơn để loại bỏ vi-rút độc hại.

Không chỉ vậy, trong những năm qua, “nội dung bẩn” đã làm nảy sinh nhiều trường hợp bắt chước, chạy theo trào lưu để lại hậu quả khó lường, đặc biệt là đối tượng khán giả chưa đủ tuổi vị thành niên. Chỉ còn cách tích cực lên án và loại bỏ những nhà sáng tạo nội dung cố tình tạo cấu hình kênh lệch lạc.