Phần Hai: Cấu trúc của câu chuyện

Chương 1: Nguyên tắc ba hồi

Bây giờ thì tất cả đã trở lên rõ ràng đối với bạn, bạn đã xây dựng được ba phần của
câu chuyện, bạn không đi chệch chủ đề và có một cách độc đáo để kể câu chuyện cho
người xem.

Tuy nhiên, thật kỳ lạ, những người thân xung quanh bạn vẫn còn nhiều vấn đề phải
bàn. Phần giữa của câu chuyện hơi dài, phần kết lại quá nhanh, phần đầu không được
năng động lắm. Thiếu cái gì đó mạnh mẽ và rồi mất nhiều thời gian vòng vo để bắt đầu
vào câu chuyện. Người ta có cảm giác là mọi thứ đã có trong câu chuyện rồi, nhưng
trình tự không được hợp lý lắm, tóm lại là còn thiếu tính hiệu quả.

Cái mà bạn thiếu đó chính là cái xương sống của bộ phim, và để làm được điều đó, cần
phải tuân theo các nguyên tắc.

NGHỆ THUẬT VIẾT

Thật buồn cười, nhưng bạn vẫn nghĩ rằng mình kể chuyện hay. Vậy thì hãy nghĩ lại
xem! Hãy nhớ lại tin vắn mà bạn đã nghe thấy trên đài phát thanh và đã làm bạn rất
thích thú. Bạn đã kể lại tin vắn đó cho những người thân của mình. Bạn hãy nhớ lại
xem bạn dã thêm mắm thêm muối như thế nào, kích thích sự chú ý bằng những tình
tiết hấp dẫn nào để kết thúc trong sự tán thưởng của mọi người.

Với kịch bản cũng y hệt như thế, có một cấu trúc giúp chúng ta nắm giữ kịch tính cho
câu chuyện.

Nghệ thuật viết kịch bản ngày nay là di sản được thừa hưởng từ nhà triết học Hy Lạp
Aristote (384 – 322 trước Công Nguyên). Trong cuốn sách của ông có nhan đề “Thi ca”,
ông đã định nghĩa những nền tảng cơ bản của nghệ thuật viết kịch.

Đối với Aristote, nghệ thuật viết kịch chính là bắt chước cuộc sống và cuộc sống được
xây dựng từ những mục tiêu phải đạt được, từ những trở ngại khó khăn phải vượt qua.
Cuộc sống chứa đựng vô vàn những điều bất ngờ, và chính điều đó làm cho cuộc sống
luôn tràn đầy hứng khởi.

Viết kịch, đó gần như là tái tạo cuộc sống, nhưng tái tạo lại cuộc sống đòi hỏi phải nắm
vuwnsgxvaif nguyên tắc cơ bản của nghệ thuật viết kịch, cũng như người họa sĩ cần
phải biết các nguyên tắc về bố cục để vẽ lên một bức tranh.

Syd Field, một nhà lý thuyết học người Mỹ đã xây dựng một sơ đồ mẫu về cấu trúc một
vở kịch mà phần lớn các nhà biên kịch trên thế giới vẫn sử dụng (sẽ được đề cập đến
ở phần sau). Bản thân chúng ta ít nhiều cũng đều có sơ đồ cấu trúc đó ở trong đầu, tùy
theo văn hóa nghe nhìn của mỗi người và tư cách khi họ kể chuyện.

Trong quá trình viết, nên thỉnh thoảng xem lại sơ đồ này, như thế bạn có thể trau chuốt
hơn kịch tính của câu chuyện và vứt bỏ đi những chi tiết rườm rà làm ô nhiễm kịch bản,
những chi tiết mà tất cả chúng ta luôn có xu hướng nhồi nhét vào khi viết kịch bản.
Mục đích của cấu trúc ba hồi và những yếu tố mang tính kịch là giúp bạn đi vào vấn đề
cốt lõi – hay nói cách khác là kể câu chuyện của mình một cách hiệu quả nhất có thể
được.

Nếu như bạn sợ rằng làm như vậy sẽ giam mình trong một cái xiềng, và nếu bạn vẫn
còn phản đối khái niệm xây dựng cấu trúc kịch bản thì hãy xem lại những kiệt tác điện
ảnh được xây dựng theo nguyên tắc ba hồi. Hãy lấy sơ đồ được đưa ra ở dưới đây và
sử dụng làm thước đo để phân tích các bộ phim mà bạn yêu thích nhất, bạn sẽ thấy
rằng: tôi nói đúng!

MỘT CÔNG CỤ ĐỂ CẤU TRÚC KỊCH BẢN

Cấu trúc ba hồi không phải là một xiềng xích, cũng không phải là một công thức kỳ
diệu, hiệu quả mà nó mang lại là giữ được sự chú ý của khán giả vào câu chuyện của
bạn, và đó là một điểm hết sức quan trọng của phim ngắn, để nó khác với tất cả các
phim khác.

Cấu trúc ba hồi gồm: Phần đầu, phần giữa, phần cuối – và nó được hiểu như đúng tên
gọi của nó!

Bạn đã xây dựng cấu trúc ba hồi khi tóm tắt kịch bản. Bây giờ bạn sẽ phải học: Cách
đặt vấn đề, Phát triển vấn đề và Giải quyết vấn đề.
Trong mỗi hồi lớn này, những yếu tố kịch tính sẽ giúp bạn cấu trúc câu chuyện của
mình:
· Biến cố khởi đầu
· Những nút thắt kịch tính l
· Cao trào
Ghi chú: Sơ đồ ba hồi theo chi
chuyện của bạn, phải làm sao đ
chuyện.
Đối với một bộ phim ngắn kho
· Đặt vấn đề dài khoảng 4 phút
· Phát triển vấn đề dài kho
· Giải quyết vấn đề dài kho

Chúng ta có thể mổ sẻ bộ phim như thế này:

1. Hồi 1 (1 phút): Chú chim (nhân vật chính) đậu trên cành với đàn chim của nó.
Cây trụi lá, đang là cuối mùa thu. Trong ánh mặt trời, những đàn chim đang sải
cánh. Bắt đầu mùa di cư. Những chú chim trên cành và cả nhân vật chính của
chúng ta bay theo những đàn chim trên trời. Biến cố khởi đầu: trên đường bay,
một đám mây mù lớn đột nhiên xuất hiện. Đập cánh cũng vô ích, nhân vật của
chúng ta bị đám mây mù bao phủ. Nút thắt đầu tiên: giờ đây mục tiêu của chú
chim là phải tìm lại được đàn của mình.

2. Hồi 2 (6 phút): Để làm được điều đó, chú chim phải vượt qua bao trở ngại
(những biến cố) đẩy xung đột (đặc biệt, nó có cảm giác mất hết bình tĩnh vì tất
cả mọi chuyện xảy đến với nó đều bị đảo lôn cả). Nút thắt thứ 2: nó tìm được
một con chim trong đàn. Con chim này sẽ giúp nó tìm được đàn chim chứ?
Không, con chim này cũng đang bị lạc như nó và cuối cùng lại trở thành một
gánh nặng cho nó. Chú chim của chúng ta lại phải tiếp tục tìm lại đường
bay. Cao trào:cuối cùng, với sải cánh cuối cùng, nhân vật chính của chúng ta và
người bạn của đường không may mắn đã thoát ra khỏi đám mây mù và tìm thấy
đàn của mình.

3. Hồi 3 (1 phút): kết thúc hết sức bất ngờ, đàn chim bỗng nhận ra rằng chúng lại
quay lại điểm xuất phát ban đầu. Bị xô dạt bởi đám mây mù, những chú chim
thực ra đã thực hiện hành trình ngược lại! (Lưu ý là bảng chữ cuối cùng cũng
chạy ngược lại)

SÓNG DỘI___________________________________

(Thời gian: 13 phút)
“Sóng dội”, bộ phim của đạo diễn Thierry Aguila (1996) kể câu chuyện về hai anh em
tìm cách dựng lại hiện trường một vụ tai nạn từ một vụ tai nạn, và cuối cùng, họ bị kết
án là thủ phạm của một vụ giết người mà họ không phạm phải.

1. Hồi 1 (2 phút): Hai anh em (Patrich và Serge) và người bạn tên là Luc đi câu cá
trên một hòn đảo gần Marseille. Serge bỗng nhiên thấy nặng ở cần câu, đó là
một con cá tráp lớn. Patrick cố gắng dùng vợt để lôi con cá lên, nhưng cậu quá
vụng về và để tuột mất con cá (Đó là biến cố khởi đầu). Serge không kiềm chế
được và bắt đầu ẩu đả với em. Luc chạy lại can họ nhưng bị xô đẩy và ngã lộn
cổ rồi bị chết. Patrick muốn báo cảnh sát, nhưng Serge sợ rằng cảnh sát sẽ
không tin đó là một tai nạn: tình huống xảy ra khó tin quá. (Nút thắt đầu
tiên) Serge quyết định che dấu tai nạn bằng cách dựng lên một tai nạn thực sự.
Đó là mục đích của Serge (và cũng là của Patrick, cậu miễn cưỡng phải nghe
theo Serge).

2. Hồi 2 (10 phút): Nhưng kể từ lúc đó, tất cả mọi chuyện bắt đầu trở lên tồi tệ. Vụ
dàn dựng trở thành thảm họa. Đầu tiên, hai anh em ném xác từ trên cáo xuống
để làm cho người khác tin rằng Luc chết vì tai nạn, nhưng cái xác lại không rơi
xuống đúng chỗ thấp cần thiết. Sau đó, họ đẩy Luc bằng một mái chèo nhưng
mái chèo lại rơi tuột xuống biển, máu rơi ở khắp nơi, dây đồng hồ của Luc cũng
rơi xuống nước. Thế là Serge dùng dao đâm vào người Luc nhiều nhát để người
ta nghĩ anh ta bị tấn công. (Nút thắt thứ hai) Patrick lưu ý rằng họ đang ở trên
một hòn đảo. Nếu họ đẩy thuyền rời đảo thì mọi người sẽ đặt câu hỏi: lúc đến
đây, Luc đã đi bằng gì? (Cao trào) Họ mang xác của người bạn lên thuyền và
nhét đầy đá vào đó rồi ném cái xác xuống biển. Nhưng họ đã bị cảnh sát bắt.

3. Hồi 3 (1 phút): Ở sở cảnh sát, viên trung úy đọc cho Patrick lời khai của nhân
chứng. Đó là một sự giải thích rõ ràng và trung thực về thảm họa. Patrick bàng
hoàng và ký vào biên bản.
——————————————–
Một cấu trúc 3 hồi được coi là thành công khi khán giả không nhận thấy thấy sự phân
chia đó. Nếu họ đoán ra các phần cấu trúc đó thì đó là sự thất bại. Tất cả công việc của
người viết kịch bản là tìm cách làm cho câu chuyện của mình phong phú vừa đủ độ để
hấp dẫn khán giả./.

Chương 2: Hồi thứ nhất: Đặt vấn đề

Hồi thứ nhất tạo thành phần đầu của câu chuyện. Chính phần này đặt câu chuyện của
bạn lên đường ray và đẩy đi. Hồi thứ nhất gồm có ba phần sau:
· Đặt vấn đề
· Biến cố khởi đầu
· Nút thắt đầu tiên
Như các bạn đã thấy trong sơ đồ, hồi thứ nhất rất ngắn, và còn ngắn hơn nữa trong
những phim có kết thúc bất ngờ. Như vậy cần phải xây dựng một cách khéo léo để kéo
khán giả theo đường đi của câu chuyện.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Phần đặt vấn đề tạo nên những phút đầu tiên của bộ phim. Đó là thời điểm mà bạn cần
giới thiệu với người xem những sự kiện đã diễn ra trước phần đầu của câu chuyện.
Không thể nào bắt kịp với câu chuyện nếu như không cung cấp cho người xem một vài
yếu tố tín hiệu để họ có thể dựa vào đó mà hiểu.

Đặt vấn đề cần phải rõ ràng và cụ thể. Hãy cung cấp cho người đọc những cái cần thiết
tối thiểu để giúp họ hiểu được chuyện gì sẽ diễn ra. Không cần nhiều hơn. Đừng kể cho
chúng tôi tất cả cuộc sống của nhân vật chính từ A đến Z. Hãy giữ lấy để xây dựng
những biến cố mới hay những bí ẩn trong phát triển câu chuyện.
Trong vài phút, hoặc vài giây, bạn bắt buộc phải cung cấp cho chúng tôi những thông
tin chủ yếu về:
· Thể loại phim (hành động, hài, tình cảm, …)
· Chủ đề và dề tài của phim (có phải một bộ phim về ô nhiễm môi trường hay về
nỗi cô đơn tình cảm ở Paris?)
· Nhân vật của bạn (hèn nhát, dũng cảm, bị tật, tốt bụng, …)
Tất nhiên không phải là lần lượt trả lời hết những câu hỏi trên bằng cách trả lời mỗi câu
hỏi trong một cảnh riêng. Tất cả các thông tin có thể được trả lời bằng một cảnh duy
nhất, thậm chí một hình ảnh duy nhất mà thôi. Ví dụ: Một bộ phim nói về nghiện rượu,
chỉ cần cảnh: một người đàn ông ngồi một mình trong bóng tối với một chai rượu trống
rỗng trên tay. Trong vòng mười giây bạn đã cung cấp cho người xem chủ đề của phim
(sự nghiện ngập), đặc điểm nhân vật (một người đàn ông hết tiền, cô đơn) và thể loại
phim (chắc chắn không phải phim hài).
Hãy tránh xa những đoạn độc thoại dài dòng để giải thích. Hãy thay vào đó bằng một
cảnh tượng trưng, mang nhiều ý nghĩa. Đừng có quên sức khơi gợi của điện ảnh: “Điện
ảnh, trước hết và quan trọng nhất là hình ảnh, âm thanh và hành động”./.
============================

NGUYÊN TẮC LÀM PHIM TÀI LIỆU CỦA MICHAEL MOORE

1. KHÔNG LÀM PHIM TÀI LIỆU, MÀ LÀ LÀM PHIM

Không dùng từ documentarians (nhà làm phim tài liệu) để nói về mình, cách ly mình.
Làm phim tài liệu vốn dĩ đã rất cô lập rồi, không cần tự cô lập thêm bằng tên gọi. Chúng
ta là những người làm phim. Nếu bạn làm phim, người ta may ra sẽ đi coi phim tài liệu
của bạn.

Nếu khó tự gọi mình là nhà làm phim thì bạn bước vào ngành này làm gì? Nhiều người
nói “Ừ thì tôi làm phim vì tôi nghĩ người ta nên biết về sự ấm lên toàn cầu! Mọi người
cũng cần biết về Cuộc chiến 1812! Công chúng phải được dạy cách cầm dao muỗng
nữa!! Vì vậy tôi làm phim tài liệu.” Xin báo bạn hay lý do hàng chục triệu người đến rạp
hát mỗi tuần xem phim tài liệu là vì họ sắp chết đến nơi khi cứ bị nghe rao giảng phải
làm gì phải cư xử thế nào. Lao động mệt nhọc cả tuần dài, tối thứ Sáu họ muốn xem
phim. Họ muốn được rọi đèn xuống chân và đưa đến chỗ ngồi. Họ không quan tâm bạn
làm họ khóc, làm họ cười, hay thách thức họ suy nghĩ – nhưng trời ạ, họ không muốn
nghe giảng đạo. Họ muốn được giải khuây.
Phải, tôi đã nói ra cái từ dơ bẩn quan trọng cốt lõi của làm phim tài liệu: Giải khuây. Gì
cơ? Tôi hải làm phim tài liệu giải khuây sao? Tha cho tôi đi, tôi không làm rẻ rúng câu
chuyện của mình bằng cách thêm vào yếu tố giải khuây đâu. Quỷ tha ma bắt Giải
khuây đi! Bạn nói vậy ư?
Khi Kevin Rafferty và người em trai làm The Atomic Cafe (tạm dịch Quán nước nguyên
tử) năm 1982, tôi đã hiểu ra vấn đề. Họ gom các clip từ tất cả các phim kinh dị thời kỳ
Chiến tranh lạnh, các phim tuyên truyền kêu gọi thanh niên xung phong (“duck and
cover” films). The Atomic Cafe là bộ phim vui nhộn, nhưng lại nói về tận thế, về việc
chúng ta tự làm mình nổ tan nát, khán giả xem mà cười ngả nghiêng suốt phim.
Nhưng tiếng cười đã phục vụ mục đích lớn hơn. Tiếng cười, trước tiên, xoa dịu nỗi đau
khi bạn biết ra sự thật. Và nếu bạn muốn làm người kể sự thật bằng phim, tại sao bạn
không cho khán giả một muỗng đường giúp họ nuốt được viên thuốc?
Tôi cũng không muốn người xem xem xong rời rạp hát với tâm trạng trầm uất. Tôi
muốn họ giận dữ. Trầm uất là trạng thái tâm lý bị động, giận dữ mới là chủ động. Sự
giận dữ có thể khiến 5 hay 10 phần trăm khán giả đứng lên và nói Tôi phải làm gì đó,
phải đi kể mọi người nghe chuyện này, phải tìm hiểu thêm về nó trên mạng, tôi phải
tham gia nhóm hội nào đó và đấu tranh!

Hay như Quentin Tarantino, chủ tịch hội đồng giám khảo của Cannes khi Cannes trao
giải Cành cọ vàng (Palme d’Or) cho phim Fahrenheit 9/11, ông nói với tôi sau đó rằng
Tôi phải nói anh nghe phim anh đã làm gì tôi. Tôi chưa từng bầu báng trong đời lần
nào, tôi thậm chí còn không đăng ký đi bầu, nhưng lần này điều đầu tiên tôi làm ngay
khi về L.A. là đăng ký đi bầu. Và tôi nói Chao ôi, điều anh vừa nói còn giá trị hơn cả cái
cành cọ vàng này. Bởi vì nếu điều anh làm nhân lên cho một hay 10 triệu người xem
phim thì trời ơi.

Tôi nghĩ sự hài hước mang người ta đến rạp. Ngày đầu tiên khi làm chương trình
truyền hình, tôi đã nói trong phòng biên kịch là Hãy viết xuống những vấn đề mà ta
không nên hài hước về (chúng), rồi ta sẽ kể các câu chuyện dùng sự hài hước nói
những gì mình muốn nói về từng vấn đề này.
Rồi chúng tôi có danh sách: sự thiêu tập thể, AIDS, lạm dụng tình dục trẻ em. Tôi biết
bạn nghĩ gì – làm phim hài về lạm dụng tình dục trẻ em ư, không phải chứ? À đương
nhiên chúng ta không làm phim hài về lạm dụng tình dục trẻ em, nhưng yếu tố hài hước
có thể được dùng theo lối gây sốc gây hại để lắc mọi người thức tỉnh rời khỏi ghế và
hành động. Sự hài hước có thể là con dao sắt nhọn làm đau người xem.

Tôi không hiểu sao mọi người không làm thế, không dùng yếu tố hài hước trong phim
tài liệu. Tôi cũng không hiểu tại sao các nhà làm phim tài liệu nghĩ rằng ý nghĩa chính trị
hoặc thông điệp của họ phải được ưu tiên hàng đầu thay vì tính nghệ thuật. Tính nghệ
thuật đối với tôi quan trọng hơn chuyện chính trị. Chính trị là thứ yếu. Tại sao? Bởi vì
nếu tôi làm phim chán phèo, chuyện chính trị chẳng đến được với ai. Nếu tôi lờ tính
nghệ thuật, nếu tôi không coi trọng ý niệm điện ảnh, và nếu tôi không hiểu lý do người
ta đến rạp, thì sẽ không ma nào thèm nghe lời nào về chính trị, và không điều gì được
thay đổi cả. Do vậy tính nghệ thuật phải đặt lên hàng đầu. Phải là phim đi trước tài liệu
đi sau.

2. ĐỪNG NÓI MẤY CHUYỆN TẦM PHÀO NGƯỜI XEM ĐÃ BIẾT

Đừng nói với tôi nguyên tử là xấu, tôi biết nó xấu rồi vì vậy không cần tốn hai
tiếng trong đời nghe bạn nói nó xấu. Tôi cũng không thích coi phim mà người tạo
ra nó nghĩ họ là người đầu tiên hay duy nhất biết điều đó. Vì bạn không tin rằng
nhiều người cũng hiểu và biết điều đó nên rốt cục không ai đi xem phim của bạn.
Hoa Kỳ có 310 triệu dân, nhiều người rất ngu, cỡ khoảng 100 triệu không biết gì.
Nhưng điều đó cũng có nghĩa 210 triệu người kia KHÔNG ngu. Đừng để ý số ít
kia, hãy tập trung vào số đông, họ là người tạo ra những thay đổi tốt đẹp. Đừng
nói họ nghe những gì họ đã biết mà hãy đưa họ đến những nơi họ chưa từng
đến, cho họ thấy những gì họ chưa từng thấy.

Khi làm Roger & Me, tôi hỏi phó phòng cảnh sát, người đã đuổi một gia đình ra
khỏi nhà vào đêm Giáng Sinh, giật bỏ cây thông của họ, tôi hỏi Ông làm vậy mỗi
năm vào dịp Giáng Sinh? Ông nói Ồ tôi làm bốn năm lần mỗi năm vào dịp Giáng
Sinh. Tôi hỏi Sao tôi chẳng thấy bao giờ? Ông nói Tôi không biết, tôi làm giữa
lòng thành phố giữa thanh thiên bạch nhật. Bốn đài truyền hình ở đây đều có
phòng tin tức vậy tại sao tôi không được xem chuyện này vào dịp Giáng sinh hay
giao thừa nào? Thay vào đó sao tôi cứ phải xem mãi ba câu chuyện khỉ gió năm
nào cũng như năm nào: 1. Giáo hoàng làm lễ mixa, 2. bản tin 11 giờ phát thanh
viên dự báo thời tiết lần theo đường đi của tuần lộc của Santa khi chúng đi qua
Canada, và 3. một tin chính trị nào đó. Tôi chưa từng được xem cảnh gia đình
nào đó vì thiếu 150$ tiền thuê nhà mà bị đuổi khỏi nhà vào dịp Giáng sinh. Đó là
tội ác, đó là thứ ta phải làm cho mọi người xem. Đừng làm thứ họ đã biết.
Khi làm Roger & Me, tôi nói với đoàn rằng chúng ta làm phim về tình trạng thất
nghiệp và sẽ không có cảnh nào về tình trạng thất nghiệp, sẽ không dùng những
hình ảnh cũ rích ấy. Khán giả trông thấy chính họ đủ rồi, phải làm họ ngồi dậy và
nói Trời ạ đây không phải là nước Mỹ mà mình muốn sống!

3. PHIM TÀI LIỆU HIỆN ĐẠI NGÀY NAY ĐÃ BỊ CHỈNH THỂ THÀNH NHƯ
GIẢNG BÀI

Phải thôi ngay việc đó, phải sáng tạo cách khác. Tôi không biết cắt nghĩa điều
này thế nào, vì như đã nói, tôi chỉ học ba học kỳ đại học. Và điều tôi thấy mừng
là tôi chưa từng phải học viết bài luận. Tôi luôn ghét trường học. Nó chỉ toàn nhớ
những gì thầy cô nói rồi ta viết xuống giấy. Chuyện toán đã có người giỏi toán lo,
các thí nghiệm hóa cũng không còn là thí nghiệm vì có người đã thật sự làm nó,
vậy mà giờ đây họ bắt tôi làm chúng và vẫn gọi là thí nghiệm. Chúng chẳng gì có
ích hay thú vị gì với tôi cả trừ khi tôi được làm những bộ phim này.

6. SAO KHÔNG LÀM NHIỀU PHIM VẠCH TRẦN BỌN XẤU?

Sao không đưa ra những cái tên? Có người gặp tôi hỏi Đưa cái này vào phim
được không? Tôi có bị kiện không? Có, bạn sẽ bị kiện. Tôi bị kiện 20 lần hồi làm
Roger & Me. Bạn sẽ bị kiện, người ta sẽ ghét bạn. Thì đã sao? Tại sao hồi đầu
làm làm gì? Không có chuyện được sống cuộc sống bình lặng đâu. Là công dân,
là người làm phim ta phải làm việc đó. Phải đối mặt rủi ro. Tôi nói với đoàn phim
của mình Phải làm phim này như thể là phim cuối cùng trong sự nghiệp, phải
làm bộ phim mà không nhà chức trách nào muốn lại gần ta. Chỉ khi yêu thương
ôm trọn được ước muốn chết người này vào lòng bạn mới may ra có được
thành công hằng mong ước.

10. CỐ PHỎNG VẤN CÀNG NHIỀU NHỮNG NGƯỜI BẤT ĐỒNG Ý KIẾN VỚI
MÌNH CÀNG TỐT

Giờ đây khó làm người ta nói chuyện với tôi hơn rồi nên tôi phải dùng nhiều kỹ
thuật và phương pháp không đúng tiêu chuẩn của các đài truyền hình, nhưng
chúng đúng chuẩn đạo đức của tôi, đó là đất nước này, thế giới này còn tồn tại
cho nhiều người, không phải cho những kẻ giàu có đang thao túng nó. Và mấy
kẻ tội lỗi ấy phải lộ diện thú tội.

11. KHI GHI HÌNH BẠN CÓ TỨC GIẬN ĐIỀU MÌNH ĐANG THẤY KHÔNG?

Có khóc không, có nức nở đến nỗi sợ micro thu luôn tiếng vào không? Nếu có
thì khán giả sẽ cũng sẽ phản hồi với phim rất tốt. Chính bạn là khán giả.

12. ÍT LÀ NHIỀU

Cắt bớt cho ngắn gọn, nói ít thôi, ít cảnh thôi. Đừng nghĩ cứt mình thơm như
nước hoa. Khán giả thích bạn tin họ có não. Vì vậy hãy tin khán giả thông minh
và nói ít thôi, để cho họ tự hiểu lấy.

13. TIẾNG QUAN TRỌNG HƠN HÌNH

Trả tiền ông bà âm thanh nhiều như trả đạo diễn quay phim, đặc biệt phim tài
liệu. Tiếng kể chuyện tốt, điều này đúng cả trong phim hư cấu. Hình có rung lắc
khán giả cũng không hỏi Ê hình bị sao vậy, quay cho đàng hoàng coi. Họ không
quan tâm lắm NẾU câu chuyện có sức mạnh VÀ họ có thể nghe tiếng.
Đây là 13 nguyên tắc tôi tâm đắc lắm vì tôi muốn dòng phim hiện thực không hư
cấu phải được xem bởi hàng triệu triệu người. Tôi từng đổ lỗi cho công ty phát
hành, xưởng phim, nhà đầu tư. Và rồi ta nên dành ra vài khoảnh khắc tự trách
mình với tư cách nhà làm phim. Chúng ta có làm phim để chiếu trong rạp không?
Tôi muốn coi những bộ phim này trong rạp lớn, không muốn thấy chúng chiếu
trên iPhone, không bao giờ. Có thể người trẻ không nghĩ vậy, họ nghĩ coi đâu
cũng là coi. Nhưng để tôi nói bạn nghe, bạn coi con tem in hình Mona Lisa là bạn
chỉ đang coi con tem. Nếu muốn coi Mona Lisa thật, hãy mua vé đến Paris. Phim
tài liệu chiếu rạp cũng vậy đấy.

Kịch Bản PR Cho Quán Cafe

STT Cảnh quay Lời dẫn Ghi chú

GiỚI THIỆU

1 -Nhân vật đi xe máy trên đường
– Nhân vật đi xe vào quán
– Đặt máy quay ở đầu ngõ, góc 45 độ so với nhân vật: Quay bánh xe đang quay,
lia từ trái qua phải
=> Đặt máy quay ở đầu ngõ, hướng vào bãi đỗ xe Trịnh Ca: Quay đằng sau lưng
nhân vật đi xe vào Giống như nhiều người, đối với tôi, nhạc Trịnh là một niềm
đam mê lớn. Tôi bị cuối hút và ám ảnh bởi những bao dung, hi sinh Trịnh kể qua
âm nhạc. Khi nhân vật xuất hiện, ghi footage: Thùy Dương – nhà văn

2 – Nhân vật đỗ xe tại cửa Trịnh Ca.

Góc máy: Đối diện nhân vật, lấy cảnh Trung Những Hi vọng, Diễm xưa chắc
chắn sẽ luôn là giải pháp cho những nông cạn trong cảm xúc, những bế tắc
trong ý tưởng khi viết của tôi. Vì thế, như một thói quen, đã hơn 3 năm nay, cứ
khi nào cần viết và muốn viết tôi đều tìm đến Trịnh Ca, ngõ 235, Tô Hiệu, Hà Nội
để có thể hòa theo dòng người, lắng mình trong thanh âm của tiếng violin, tiếng
ghitar cùng những khúc nhạc Trịnh và tìm lấy cho mình cảm hứng cho những
trang truyện còn dang dở.
3 – Nhân vật bỏ mũ bảo hiểm Góc máy: cận gương mặt, đối diện nhân vật
4 – Nhân vật lấy laptop trong cốp xe Góc máy: cảnh trung, đối diện nhân vật
5 – Nhân vật đi vào trong quán Góc máy: sau lưng nhân vật, ngoài cửa, sau khi
nv đi vào trong, lia lên tên quán
6 tên quán Trịnh Ca Góc máy: zoom in tên quán
7 Nhân vật bỏ giày, bước lên thềm Góc máy: cảnh trung, sau lưng nhân vật
8 Nhân vật ngồi xuống bàn Góc máy: theo lưng nhân vật

KHÔNG GIAN TRỊNH CA

9 Cảnh toàn không gian quán Góc máy: Ngoài cửa, lia từ phải qua trái Trịnh Ca,
như cái tên được đặt, là một không gian dành cho những ai yêu nhạc Trịnh.
Không chỉ nổi tiếng với những đêm nhạc rất hay, Trịnh Ca còn được mọi người
truyền tai nhau về một không gian đẹp và lạ giữa lòng Hà Nội chật chội.
10 Cảnh mái ngói đỏ tươi, tường gạch mộc, khung cửa sổ chữ THỌ. Góc máy:
cảnh cận, điểm xuyết như bức ảnh Nơi đây có dãy mái ngói đỏ tươi, có tường
gạch mộc, có khung cửa sổ gỗ chữ THỌ rất riêng và ấn tượng.
11 Cảnh sân khấu Góc máy:
+ cảnh toàn sân khấu
+ zoom in bức phù điêu Sân khấu của Trịnh Ca được làm nổi bật hơn với bức
phù điêu phong cảnh có hình nhạc sỹ tài hoa Trịnh Công Sơn do một nghệ nhân
mê nhạc Trịnh sáng tác.
12 Cảnh những vật dụng trong quán Góc máy:
+ Cảnh toàn những bức ảnh nhạc sĩ
+ Cảnh cận vài bức hình đen trắng
+ Cảnh cận vài bức hình màu
+ Cảnh cận bức thu pháp
+ Cảnh cận bộ bàn gỗ mộc mạc
+ Cảnh cận lọ hoa đất nung
+ Cảnh cận những bàn tre
+ Cảnh cận chum sành
+ Cảnh cận thảm cói, đèn lồng, đèn tre. Bạn có thể nhìn thấy nhiều hình ảnh của
nhạc sỹ Trịnh Công Sơn trong nhiều thời kỳ tuổi tác, từ những bức đen trắng
đến những bức tranh màu và cả những bức Thư Pháp to lớn. Bạn cũng có thể
bắt gặp rất nhiều câu hát mang hơi thở Thân Phận, Tình Yêu của nhạc sỹ Trịnh
trên những góc Tường của Trịnh Ca. Và bên cạnh đó là những bộ bàn gỗ mộc
mạc, những lọ hoa đất nung giản dị, những bàn tre, chum sành, thảm cói, đèn
lồng, đèn tre.
13 Cảnh bức tranh Đức Phật Góc máy:
+ cảnh cận bức tượng
+ cảnh cận nhân vật chắp tay nhắm mắt cầu nguyện Nổi bật trên tường chính là
một bức tranh mặt Đức Phật 3D ấn tượng, thu hút và gợi nhớ ngay triết lý, tư
tưởng nhân văn của Phật Giáo trong dòng nhạc của Trịnh Công Sơn.
14 Cảnh toàn không gian phong thủy bên ngoài Góc máy: đối diện Nhưng điểm
hấp dẫn rất nhiều du khách dừng chân sau khi dạo qua dãy phố Café nhộn nhịp
đa sắc màu của Tô Hiệu, chính là không gian phong thủy nên thơ của quán.
15 Cảnh cận phong thủy Góc máy đối diện:
+ Cảnh cận bụi tre, giàn hoa, cây cau, bụi chúối, giỏ câyBụi tre ngà xanh mướt,
giàn hoa bìm bìm thơ mộng, 2 cây cau dân tộc, bụi chuối xanh tỏa lá, vườn treo
Trang 20
giỏ cây nhả tơ buông và một ao cá xinh xinh nhiều cá chép trắng, vàng. Những
thứ thiên nhiên đó được đưa về trước cửa quán làm đem lại không khí trong
lành và tràn đầy nhựa sống, làm giảm đi rất nhiều sự khô cứng của cột gạch,
bàn gỗ và tường vôi bên trong.
Để tĩnh 1,2 giây Nối liền

ĐỒ UỐNG

17 Cảnh nhân viên phục vụ đưa menu cho nhân vật
Nhân vật mỉm cười, mở tấm menu ra Góc máy:
+cảnh trung: đối diện nhân vật
+ cảnh cận gương mặt mỉm cười Bên cạnh việc kiếm một không gian thoải mái
cho mình, một nơi để nghe những bản nhạc Trịnh bất hủ, các Trịnh khách còn
tìm đến để thưởng thức những món đồ uống độc đáo với tên gọi rất Trịnh của
Trịnh Ca.
18 Cảnh nhân vật lật giở tấm menu Góc máy: qua vai phải nhân vật, lượt theo
tay nhân vật chỉ vào tưng món (vô thường, thu phai, tình sầu, diễm xưa…) Nào
là café “Vô Thường”, “Thu Phai”, “Tình Sầu”, nào là Mocktail “Diễm Xưa”, “Nắng
Thủy Tinh” và cả những món “Gọi Tên Bốn Mùa” nữa.
19 nhân vật cầm ly café hít hà, cười mỉm, mắt liếc toàn không gian quán Góc
maý: đối diện nhân vật, cảnh trung Còn gì thú vị hơn được hí hà mùi hương café
quyến rũ, đắm mình trong những tiếng nhạc du dương và ngắm nhìn những vật
dụng đầy chất Trịnh.
Để tĩnh thêm vài giây….

ĐÊM NHẠC

20 Cảnh toàn người người nườm nợp ùa về quán Góc quay:
+ Cảnh những người tấp nập ngoài ngõ => đặt máy quay đầu ngõ
+ Cảnh xe xếp chật kín lối vào => cảnh trung
+ Cảnh chỗ ngồi trong quán chật cứng => lia máy quay Nhắc đến Trịnh Ca,
người ta không chỉ nói về phong cách phục vụ chu đáo, gần gũi, cởi mở, mà còn
ấn tượng rất nhiều về những đêm nhạc hàng tuần của quán. Vào tối thứ 4, thứ
5, thứ 7, Chủ Nhật, người ta lại thấy hàng trăm khách café đổ về nườm nượp
trong con ngõ nhỏ thân quen đó.
21 Cảnh toàn ban nhạc chơi Góc quay:
+ cảnh toàn ban nhạc chơi, lia sang không gian khách ngồi chật ních
+ Cận cảnh vài gương mặt trò chuyện, cười đùa, ngắm nghệ sĩ biểu diễn Mỗi
đêm nhạc có 2 nhạc công chơi, có thể là Guitar, Violin, Saxphone, Sáo, Nhị và
thi thoảng lại có cả Trống nữa. Mọi người đến Trịnh Ca được thưởng thức
những bản hòa tấu trong và ngoài nước, dân tộc hay hiện đại, kể cả những bài
nhạc mới đang được nhiều người yêu thích.
22 PV nhân vật Góc máy: đối diện nhân vật, background là ban nhạc đang chơi
Một điểm đặc biệt của Trịnh Ca chính là những đêm nhạc chủ Nhật sẽ chỉ dành
riêng cho các sáng tác của Trịnh Công Sơn. Bản thân nhạc Trịnh hàm chứa
những điều lớn lao. Đó là lòng bao dung và hi sinh trong tình yêu. Những người
tìm đến quán trong những tối chủ nhật yên bình đều mong được hòa mình vào
những giai điệu quen thuộc, ấm áp mà giàu triết lý. Để tự tìm lại những cảm xúc
của mình, những cảm xúc yêu đời, yêu người và yêu Trịnh qua không gian rất
Trịnh như ở đây.
23 Nhân vật nói xong, quay lưng về phía ban nhạc, nghe nhạc Trịnh Góc máy:
zoom in từ nhân vật, sang cảnh ban nhạc chơi
24 cận cảnh violin or ghitar Góc máy:
+ Quay zoom in tay chơi violin (góc bên trái) hoặc ghitar (góc đối diện)
+ Cận cảnh gương mặt feel của nghệ sĩ
+ Cảnh trung thực khách trầm ngâm nghe nhạc 7-10s

PV CHỦ QUÁN

25 Toàn cảnh không gian Trịnh Ca và nhân viên Góc quay:
+Lia máy từ trần nhà xuống không gian trong phòng
+ Cận Cảnh những người phục vụ thân thiện Khi được thưởng thức không gian
âm nhạc hoài niệm tuyệt vời này, nhiều người không khỏi tò mò về chủ quán
Trịnh Ca, cũng như thắc mắc về lý do vì sao mà anh lại quyết định mở tiệm café
độc đáo này. Trả lời cho câu hỏi đó, anh Tuấn, quản lý tiệm Trịnh Ca đã tâm sự
Ghi footage: Anh Tuấn – Quản lý Trịnh Ca café
26 PV chủ quán Góc máy: đối diện nhân vật
bối cảnh: bên ngoài quán Câu hỏi: Vì sao anh lại mở Trịnh Ca?
27 Cảnh toàn không gian quán Góc máy: lia toàn cảnh Có lẽ vì tình yêu những
ca khúc bất hủ của Trịnh Công Sơn quá lớn mà chủ quán đã xây dựng nên một
không gian Trịnh Ca tuyêt vời đến thế.
28 Nhân vật mở laptop lên Góc quay:
+ Cảnh trung đối diện nhân vật
+ Cảnh cận tay nhân vật mở laptop lên Tháng 11, Hà Nội trở mình trong làn rét
đầu mùa. Nhâm nhi những tách café còn nghi ngút khói, từng giọt lắng sâu, chảy
chậm, những người tìm về Trịnh Ca được lấp đầy con tim mình với những xúc
cảm về nghệ thuật, về tình yêu hay về cuôc đời. Chưa khi nào đến đây mà tôi
phải thất vọng vì không thể giải thoát những bế tắc của những trang giấy và con
chữ.
29 nhân vât cầm cốc café lên, nhấp 1 ngụm café Góc quay:
+ cảnh trung, đối diện nhân vật
+ cận cảnh nhân vật đặt miệng uống café
30 Đặt tay xuống bàn phím và bắt đầu viết + Cảnh tay đặt xuống bàn phím, nhân
vật bắt đầu gõ => máy quay đặt từ bên phải nhân vật
+ cảnh qua vai nhân vật, hướng vào màn hình laptop Và, tạm quên những bộn
bề, lo toan đời thường, trong tiếng nhạc Trịnh và không gian hoàn cổ, yên bình,
tôi đã kịp thu lại những cảm xúc bất chợt thế này:
31 Khi nào buồn, khi nào cô đơn đến tuyệt vọng mà không còn biết bấu víu vào
đâu nữa, người ta thường tìm về với Trịnh. Trịnh sẽ đón họ, nâng đỡ và an ủi
họ. Tôi tìm đến Trịnh Ca để gặp Trịnh, và thực sự đã được thỏa nguyện. Trong
tôi đã thật đầy những hoài niệm nhưng để bước đi, những lưu luyến nhưng thật
yên bình…Thế nên tôi tiếc cho những ai chưa có dịp ghé thăm Trịnh Ca, để cảm
nhận và yêu nơi này. Xin mượn lời hát của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn thay cho
trang kết câu chuyện tôi kể hôm nay:
Đường quen lối từng sớm chiều mong
Bàn chân xưa qua đây ngại ngần
Làm sao biết từng nỗi đời riêng
Để yêu thêm yêu cho nồng nànNhạc nền: Như một lời chia tay (TCS)
: http://mp3.zing.vn/bai-hat/Nhu-Mot-Loi-Chia-Tay-Trinh-Cong
Son/ZW68D8ID.html
32 cốc café, ảnh nhạc sĩ Trịnh Góc quay:
+ Lia từ màn hình máy tính ra cốc café nghi ngút khói đặt cạnh tấm ảnh nhạc sĩ
Trịnh Công Sơn
33 Hiệu ứng mờ dần
34 tên Trịnh CA Hiện ra: Trịnh Ca café
35 Kết thúc clip.
MV ca nhạc
Đây là 1 kịch bản tôi cùng các bạn trong ekip nhóm họp lại ,thảo luận và đưa ra
các hướng triển khai. Sau khi triển khai tôi đã viết 1 kịch bản như sau. Mời các
anh em tham khảo. Nếu ai có nhu cầu và ý kiến hay sở thích làm phim có thể
trao đổi với tôi qua các kênh liên lạc ở chữ ký của tôi. Rất hoan nghênh các bạn
MV Lối Ra
Sáng tác & biểu diễn: Phong
Rapper: Mạc Hóa
Lyrics:
Sớm thức giấc bên căn phòng vắng 2h đêm sang đông rét căm
thắp ánh nến đưa tay xua sương mờ
bao hình dung biến tan theo làn mây trắng tàn
Đêm nay bầu trời lấp lánh sao
Từng dòng người bước đi
Một đêm tay trong tay bao đôi tình nhân
Lặng thầm bên góc phòng
Một người lạc trong mơ
chìm trong màu đen lặng câm
mong đợi …
[Chorus] Tìm lại bao ngày tháng một chặng đường dài kết thúc
khi chưa tới cuối đường để nụ cười anh được sang
cùng mặt trời lẻ loi buông tia nắng sớm mai
nhưng đêm đông vẫn còn dài
[Rap] Và khi Chúa Trời quyết định ở cùng chúng ta trong ngày hôm nay
Ngài biết Thế gian còn nhiều người với nhiều chuyện không hay
Lặng lẽ dõi theo từng bước chân không ngừng nghỉ
Đưa ánh mắt cô đơn tới gần nhau hơn mang lại 1 chút tình ý
Những con người không cảm nhận được hơi ấm nơi ngày đông
Mang tới 1 chiếc áo khoác mỏng anh hỏi em có lạnh không?
Tuyết trắng phủ lối em đi anh không thể tìm ra, không trở lại
Khoảnh khắc đó như đóng băng, anh mất khái niệm của sự tồn tại
Nằm ườn trên chiếc giường và nghe 1 vài bản nhạc nhẹ nhàng
Đêm nay liệu ông già tuyết có tới hay không?
Và Tôi vẫn mơ màng
Tiếng chuông đã điểm và mọi thứ không 1 chút khác biệt
Không có gì thay đổi trong căn phòng ngay cả bản thân tôi
Với tay lấy chiếc áo khoác thân thuộc và ra khỏi nhà
Hàng ngàn gương mặt không quen , bên nhau lướt qua
Cái cách mà họ nhìn anh bước đi trong lạnh giá
Đến những người lạ còn nhận ra khoảng trống giữa chính chúng ta
Vậy cớ gì em lại không thể?
Kìa nói cho anh biết đi em à…
[Bridge]
Ký ức thấp thoáng nhạt nhòa ngang qua
Một chút kỷ niệm phôi phai như con dao đậm sâu sẽ mất những tháng năm thật
dài
Những vết thương tự tan trong tim
vì một ai mang đi bao cảm xúc sau cùng thật quá vội vàng để rồi sớm lụi tàn
bàn tay anh khẽ run trong màn đêm chợt thức giấc
giật mình nhìn lại một giấc mơ dài đã vụt tắt
Nội dung bài hát:
Về chàng trai tan vỡ cuộc tình và muốn tìm một lối ra nhưng tìm mãi anh cũng
chỉ đi luẩn quẩn trong ký ức về một thời cuộc tình đã phai tàn. Những hình ảnh
anh tưởng tượng, những mộng mị anh mơ hay những lạnh giá mà anh cảm thấy
là kết quả của sự tan vỡ mối tình của anh trước đây. Anh giam mình trong căn
phòng và cũng là giam mình trong nhớ nhung mà không sao ra được. Sự bế tắc
của một chàng trai thể hiện ở cái ma quái trong suy nghĩ, những ảo tưởng, hư
không đan xen, quện hòa trong ký ức.
Lối ra…. Vẫn không hé mở với chàng trai

Ý Nghĩa & Thông Điệp:

Con người hiện đại đang bế tắc, cuộc sống nhạt nhẽo giữa con người với con
người. Mỗi người đều tìm cho mình một “Lối Ra”, nhưng càng tìm, càng rối, càng
đi sâu, càng lạnh, càng cố dứt bỏ, càng bị bám giữ. Cuộc đời rất rộng lớn đấy,
nhưng vô hình chung, nó cũng như một nhà tù giam cầm những khao khát tự do,
khao khát hướng đến tương lai tốt đẹp

Hồ Sơ Nhân Vật:

Phong- độ tuổi thanh niên, trẻ ,chung tình, hoàn cảnh không giàu có, yêu cô gái
nhưng sau này không đáp ứng được những mong muốn của cô nên rơi vào sự
tan vỡ và vẫn vướng mắc trong kỷ niệm vì tính chung tình của anh.( anh là hiện
thân cho một tầng lớp người đang bế tắc mà thông điệp trong bài hát muốn gửi
gắm)
Hóa- rapper sát gái, tính đào hoa, là con người muốn tìm 1 tình yêu đích thực
nhưng cuối cùng anh mãi sống hời hợt với các mối tình chóng vánh( anh là đại
diện cho những thanh niên sống hời hợt, không có mục đích sống)
Cô gái- một người bị thay đổi theo thời gian, nói đúng hơn là cô đã trở nên sa
Trang 24
ngã vào cuộc sống hưởng thụ, từ 1 con người chân chất sang 1 cô gái ăn chơi,
sexy, cuối cùng thì cô cũng bế tắc trong chuyện tình chóng vánh.( nhân vật đại
diện cho số đông các bạn trẻ bị hoàn cảnh xô đẩy, không giữ được bản thân)

Những Lưu Ý:

Bối cảnh nên là một căn phòng không hẹp lắm, có nhiều cửa sổ, có bàn , ghế,
tường gỗ cũ có màu xám thể hiện sự ảm đạm trong không gian.
Đôi lúc chàng trai Phong phải như đang lơ lửng trong không gian khi đang không
hiểu chuyện gì xảy ra với mình và cô gái.
Sử dụng chi tiết quả cầu tuyết là món quà của những phần dẫn chuyện thể hiện
tình cảm cô gái phai nhạt dần theo thời gian.
Câu chuyện chính đi theo chiều xuôi thời gian từ mùa xuân, hạ, thu, đông là
những cung bậc cảm xúc khác nhau của tình yêu 2 người từ mặn nồng cho đến
tan vỡ và cuối cùng là chàng trai Phong đã cố gắng nhưng không dứt khỏi
những kỷ niệm xưa.
Câu chuyện phụ thứ 2 đi ngược lại từ mùa đông, thu, hạ, xuân của 1 chàng
rapper Hóa thay người yêu liên tục những vẫn mãi không tìm được tình yêu đích
thực của mình.
Khung ảnh 2 người chụp chung của Phong, cần có một tone màu tươi sáng đối
lập với căn phòng
2 câu chuyện chính và phụ đều chuyển tải tới 1 thông điệp là sự bế tắc, không
lối ra trong xã hội hiện đại giữa con người với con người.
2 câu chuyện chính và phụ cứ đan cài vào nhau, câu chuyện của Phong là chủ
đạo, chiếm nhiều thời lượng nhất. Liên kết 2 câu chuyện bằng cách phối cảnh
trong quay phim , sự xuất hiện trong cùng 1 không gian nhưng ánh sang khác
nhau, tâm trạng nhân vật khác nhau. Thêm vào đó, những cú chuyển động máy
đi từ không gian này sang không gian kia để có được sự kết hợp tinh tế trong
nghệ thuật quay phim và kỹ xảo.
Tóm tắt cốt truyện:
Mở đầu là anh Phong thức giấc trong 1 căn phòng, cái tối tăm, giá lạnh đang bủa
vây lấy anh, cái cô đơn đang làm anh chán nản, mất niềm tin vào cuộc sống.
Anh ta tìm lại ký ức, bao nhiêu kỷ niệm lại ùa về. Lúc này, thời gian đã quay
ngược lại giải thích cho toàn bộ quãng thời gian về cuộc tình của anh Phong
thông qua những hồi tưởng đan xen cả ảo ảnh. Những bước anh đi dường như
chỉ dẫn anh tới quá khứ chứ không phải tương lai anh đang tìm
Mùa xuân, trải qua mùa xuân là mùa đẹp nhất của tình yêu khi họ mới yêu nhau,
cô gái còn ngây thơ, thánh thiện, họ nhìn vào quả cầu thủy tinh bên trong cửa
hàng, cô gái thich thú ngây thơ, blur sau khung cảnh Hóa ngồi với 1 cô gái trong
căn phòng tăm tối, lạnh giá . Phong và cô gái lại dẫn nhau qua bãi biển thơ
mộng bên rừng cây muôn hoa đua nở, ánh ban mai bừng sang, khung cảnh như
những ảo mộng mà Phong tưởng tượng ra cho 1 cuộc tình lãng mạn. Sắc hoa
xanh tươi như bị cuốn vào trong ánh nắng rực vàng của mặt trời (chuyển cảnh)
Trang 25
Mùa Hạ, hình ảnh con ve đang lột xác trên vòm cây. Trong 1 ngày hè, quán café
nơi họ hẹn hò. Ánh nắng le lói cuối ngày đang cố len vào trong từng khe tối quán
café, nhưng bóng tối như đẩy lùi những tia hy vọng yếu ớt. Phong tặng quà cô
gái, Phong tặng cô quả cầu tuyết, nhưng cô tỏ vẻ không bằng lòng, trên gương
mặt cô đã có những nét trang điểm đậm, ăn mặc hơi thiếu vải, thái độ của Phong
vẫn hồn nhiên vô tư không biết những sự tinh tế thể hiện trên mặt cô gái,. Từ
căn phòng đó, máy quay lại đi sang khung cảnh ngoài đường là rapper Hóa giải
quyết vụ đánh ghen của 2 cô gái vì thói lăng nhăng của anh trong cái hiu hắt của
tiết trời giá lạnh.Phong và cô gái như hai thái cực, phong càng tỏ ra nhiệt tình
bao nhiêu, cô càng nhạt nhẽo bấy nhiêu. Chiếc lá xanh trên vòm cây dần ngả
sang màu vàng(chuyển cảnh)
Mùa Thu, cô gái bỏ đi, cháng trai đuổi theo sau trong hàng cây lá rụng anh cứ
theo cô mãi cho tới lúc trời chuyển tối(kỹ xảo) cô dừng lại cãi nhau với anh và cô
tát anh Phong, anh Phong lặng lẽ bỏ đi, cô nhìn sang 1 rapper đang biểu diễn
ngoài đường phố là anh Hóa. Anh biểu diễn khiến cô say mê vào những câu rap,
không khí lúc đó rực lửa và sôi động biết bao, cô chăm chú nhìn theo anh Hòa
rapper trong khi Phong đang lặng lẽ bước đi cô đơn 1 mình trong cái se lạnh của
trời thu. Anh Hòa rap 1 đoạn, lân la đến tán tỉnh cô gái, mọi người hò reo, cô gái
dần xiêu long và hòa nhịp với anh. Trăng trên trời sáng tỏ, tròn trịa nhưng dần bị
làn mây che phủ(chuyển cảnh)
Mùa Đông, bước qua cánh cửa, Phong trở về với căn phòng cô đơn, cảnh vật
tăm tối với anh, chỉ còn vài ngọn đèn leo lét ngoài đường, tuyết rơi nhè nhẹ, kỹ
xảo đưa máy quay ra ngoài đường là rapper đang đi chơi với cô gái trên chiếc
mui trần sang trọng nhưng nét mặt của 2 người cũng đối lập với nhau, cô gái thì
vui vẻ còn Hóa tỏ ra khó chịu. Trở lại căn phòng, Phong úp tấm ảnh chụp chung
2 người xuống. Đầu óc anh quay cuồng, anh như đang lơ lửng, vô định lượng
trong không gian u ám. Quả cầu tuyết đang lắng vì không có ai lay động bỗng
tuyết bên trong cuồn cuộn lại. Cảnh cửa cũ kỹ đóng chặt trong căn phòng tối
tăm, ảm đạm.
Anh mở mắt và thức dậy, tất cả là giấc mơ hay là những kỷ niệm của anh ???
Khung ảnh vẫn chưa được úp xuống nhưng tone màu bức ảnh đã trở nên xám
xịt
Kịch Bản: Vinterest- Kết Nối Cộng Đồng
Kịch bản : Bảo Long
Thời lượng: 5-7 phút
1
Mô tả sự cô đơn, bế tắc của 1 chàng trai khi không thể kết nối với bè bạn và
cộng đồng.
Cảnh hàng ngày anh sinh hoạt dậy, đi làm, về, ngủ,
sử dụng kỹ xảo tua qua thời gian .
2
Trong 1 lần anh vô tình biết đến trang mạng xã hội Vinterest
Cảnh anh truy cập web, anh thay đổi tâm trạng khi truy cập vinterest. Cận cảnh
màn hình giao diện Vinterest
3
Anh làm quen được 1 nick là candy Ha qua trang vinterest
Quay màn hình lại các tính năng và giao diện của Vinterest và những dòng chat
mà Anh và Candy Ha chat
4H
ọ hẹn hò gặp gỡ nhau tại 1 quán café gặp gỡ và tại quán café này họ làm quen
nhau cùng giờ ipad hay iphone ra khoe những thông tin trên trang của họ.
Tại quán café, mọi người đều đang sử dụng mạng xã hội Vinterest.
Cũng từ quán café họ bước lại làm quen với nhau. Họ quen biết nhau nhờ tính
năng kết nối qua không gian của vinterest. Họ nói vài lời như trên trang của anh
có sở thích đi câu cá à. Tôi hay ra quán café này, tôi vào trang vinterest và biết
anh tên là Sơn.
Cảnh quán café anh và Cô gái hẹn hò, quán café đông người.
Cú ray trượt với góc máy trên cao lướt qua hàng khách này đến hàng khách kia
đang truy cập mạng xã hội.
Cận cảnh vào 1 người tầng lớp trung niên đang dung và cận vào máy mà anh
đang dùng để vào vinterest
Mọi người bước lại bắt tay nhau, hỏi thăm.
Cảnh diễn ra trên nền nhạc sôi động
5
Các bạn sinh viên cũng gặp nhau tại khuôn viên trường học, các bạn ngồi với
nhau thành từng nhóm và dần kết nối với nhau. Sẽ đi vào cho từng bạn tự sự về
trang mạng xã hội vinterest giúp ích các bạn như thế nào. Các bạn chia sẻ với
nhau những điểm khác biệt của vinterest như sự riêng tư, kết nối chọn lọc
Cảnh lia máy từ nền trời xanh xuống khuôn viên trường học
Cảnh các bạn sinh viên truy cập trang mạng xã hội.
Cỡ cảnh phỏng vấn từng bạn nói về những điểm mạnh của trang mạng xã hội
Vinterest
Kỹ xảo ánh sáng lướt qua từng bạn như đang kết nối với nhau
Cảnh phỏng vấn nhưng quay như đang trò chuyện với các bạn trong nhóm
6
Vinterest lan tỏa và kết nối mọi người lại với nhau, những người có cùng đam
mê, gần gũi về không gian, Vinterest sẽ đem họ lại với nhau
Hình ảnh Kỹ xảo Vinterest lan tỏa đến nhiều nhóm người và cả đất nước.
Lóe sáng lên dòng chữ:
Vinterest- Kết nối những tâm hồn
7M
ọi người cùng dắt tay nhau ra 1 khuôn viên rộng rãi nhảy điệu flash mob về
Vinterest, động tác được sử dụng nhiều và cũng là điểm kết là tay giơ lên chữ V
Điệu flash mob kết thúc, mọi người cùng chụp 1 tấm ảnh cùng giơ tay chữ V.
Tấm ảnh đã trở thành ảnh nên của 1 tài khoản trên vinterest
Nhảy flash mob, quay dưới nhiều góc quay, sử dụng ray, cẩu.
Sử dụng kỹ xảo :Cảnh cuối mọi người giơ tay chữ V sẽ biến thành 1 tấm ảnh và
tấm ảnh đó lại dần dần hiện lên là hình nền trên 1 tài khoản của vinterest.
Nhạc nhảy flash mob